Những chi tiết cần bắt lỗi khi xem Fan Cuồng

Bữa trước mới khen đôi chút về Fan Cuồng rồi.

Nói chung đây là tác phẩm hay, mang lại thứ ý nghĩa lâu nay bị tước đoạt trong muôn vàn phim hài nhảm VN.

Những chi tiết cần bắt lỗi khi xem Fan Cuồng


Nhưng cũng vì không còn nhảm nữa, mà doanh thu phòng vé của Cuồng không như mong đợi.

Báo chí đăng nhiều về tình hình thảm hại của phim, khá nhiều bài viết chỉ trích phim, thậm chí Thái Hòa phải đăng đàn xin lỗi vì công bố thông tin về thể loại phim còn mập mờ.



Có lẽ bên làm phim cũng đã mơ hồ dự tính điều này xảy ra vào ngày công chiếu rồi cũng nên.

Chúng ta thật lạ, phim hài nhảm không còn gì để nói thì lên tiếng chỉ trích tùm lum nhưng doanh thu phòng vé thì không phim bình thường nào sánh được.

Còn những phim có tính chất #nghiêm_nghị_ý_nhị hơn thì khả năng không đạt số là rất cao. Vậy nên cả làng phim mình cứ nhào đầu vô làm mấy phim nhảm như thuở nào.

Rốt cuộc là do khán giả nông cạn hay do bên làm phim nông nỗi?

Rất tiếc đây không phải chủ đề của bài viết này nên tạm dừng ở câu hỏi đó :)))


Giờ bàn nhiều về Cuồng 1 chút, lần này là một số "lỗi nhẹ" ai cũng thấy khi xem.

Đầu tiên là, là gì quên rồi… À, là đoạn mở đầu cho Fan Cuồng


Nếu để ý thì sẽ thấy khá giống phim Mỹ Nhân Ngư của Châu Tinh Trì hồi đầu năm 2016.

Đây là cảnh bác già trong Mỹ Nhân Ngư nói say sưa về người cá trước khách tham quan và kết thúc trong bi quan.



Fan Cuồng vào đề bằng cùng 1 đường lối khi Thái Hóa mải mê diễn thuyết về ban nhạc Sexy Beast, rồi bị đòi nợ bẽ bàng như bác già trên kia.

Khó mà nói giữa 2 phim có tới 80% hoặc có lẽ hơn sự giống nhau.

Thứ 2, sự lỏng lẻo của phục trang về cuối phim


Cả phim ai cũng thấy các nhân vật chính, lẫn quang cảnh Sài Gòn như được “nhúng code” vào thời điểm 1996, chỗ này tỏ ra có tác dụng.

Bộ vest thùng thình của Thái, trang phục Rock cổ điển của Gia Nghị, bộ váy mộc mạc của Mỹ Kỳ làm người ta tin rằng mình đang lạc vô 2 thập niên trước.

Nhưng màn Rock Show của ban nhạc vào cuối phim trước khi đưa tiễn Thái về hiện tại lại dính 1 lỗi khó tha thứ.

Bạn có thể đoán ra?

Đó là trang phục của khán giả đến coi show diễn.

Mặc dù đã ngăn cản rất tốt những chiếc smartphone sáng màn hình thường được giơ lên mỗi khi có show và thay thế bằng nhưng cánh tay đong đưa điệu nghệ.

Nhưng trang phục quần bò và áo thun body hình như năm 96 chưa thịnh hành lắm, nếu nhớ ko lầm là vậy.

Thứ 3, vai diễn vô nghĩa của Ngọc Diệp & dàn nhân sự attachment


Bác sĩ tâm thần Ngọc Diệp có lẽ là sai lầm của Charlie Nguyễn khi cố gắn thêm nhân vật vô thưởng vô phạt vào Fan Cuồng.

Lẽ nào chưa thỏa mãn với couple Thái Hòa - Johny, đạo diễn còn muốn tranh thủ dư âm của couple Huy Khánh - Ngọc Diệp?

Nếu mạnh tay lược bỏ những phân cảnh có mặt cô nàng, ngoài trừ khúc cuối tạo nên chút căng thẳng, chắc hẳn phim cũng không giảm đi ý nghĩa cho mấy.

Cả phim cũng có chi tiết nào phi lý sánh nổi với việc 1 bác sĩ tâm thần không chịu ở yên trong bịnh viện mà truy đuổi tới cùng 1 bịnh nhân.

Có lẽ BGĐ bịnh viện cũng nên xem xét cắt giảm thời hạn hợp đồng với bác sĩ Diệp sau vụ này, bởi 20 năm sau em ấy còn làm càng tới tận shop băng đĩa Rock-U của Thái.

Ấy mà đội hóa trang của Cuồng lại lười biếng tới độ tha thứ cho dung mạo của Diệp mãi không già sau 20 năm chỉ làm 1 việc rỗi hơi duy nhất.

Há có lý nào!

Thôi thì cứ chúc Cuồng thành công dù biết chỗ cần “vá” vẫn còn nhiều.