Hội mê tính hay Hội mê tín? |
Có lẽ đây là phim dành cho giới đồng tính nam chiếm được nhiều cảm tình của mình nhất, dĩ nhiên… mình đây không đồng tính, đừng hiểu lầm, quỷ xứ, giận àhhhh :)))
Phim nổi bật với những màn đối thoại hài hước, thông minh và phong thái ”bê đê fake” của Thái Hoà, kèm theo những sáng tạo bất ngờ về cuối phim.
Sự thành công của Để Hội Tính, ngoài việc được PR dữ dội ngay từ lúc đầu (đoán thế), còn đến từ dư âm chưa hoàn thành trước đó của Để Mai Tính 1 (kiểu như vừa khiến cho nhà làm phim mong mỏi làm trọn vẹn để thoả mãn khán giả, vừa làm cho khán giả chờ đợi câu chuyện của thím Hội (nhân vật đã nổi ngay từ phần 1)...
Thả Hội ra! Hội dzô tội, hu hu |
Nếu nói lên nhận định cá nhân của mình, thì nửa đầu phim là các tình huống được chấp vá 1 cách vội vã, tạo cảm giác diễn biến được cho qua 1 cách hời hợt, thiếu logic.
Ví dụ như tình huống Hội chạy đến hỏi ông Chúc mấy câu “kích zâm", khơi gợi tình người nhằm đầu tư cho dự án, tự nhiên cảnh tiếp theo là hai người bắt tay thoả thuận hợp đồng, dù trước đó diễn thuyết chẳng mấy thành công trong mắt nhiều người cho lắm, cũng chẳng thấy được đối thoại xuất sắc nào giữa Hội và ông Chúc để đưa tới việc thoả thuận.
Hoặc chẳng hạn, sự quen biết giữa Hội và người đẹp Diễm My chẳng hiểu từ đâu mà ra, 2 anh đang chuẩn bị nhậu mừng sinh nhật, thì đâu ra Thu Trang và Diễm My bước vào hát Happy Birthday như đúng rồi.
Rồi còn thêm lúc Hội giành giật Sơn ngay bến phà, chẳng có ”ông phà" nào rảnh hơi ngồi đợi 2 ông thần này tâm sự với nhau cả, ngoại trừ được ”trả tiền" để phải đợi. Ôi dào!
Thu Trang trước đó cứ tưởng đóng vai mẹ Diễm My, sau đó hoá ra là người ở, cư xử tử tế, nói năng nhu mì, thể hiện lúc đầu phim không có gì liên quan tới sự ”háo tình” lúc gặp Hội cả, tự nhiên lạnh cả sống lưng khi nghĩ tới sự thay đổi phi lý như vậy.
Thu Trang, gái già háo sắc, phim Để Mai Tính 2 |
Cũng còn lắm tình huống khác khi xem phim bạn sẽ thấy rõ hơn. Cơ bản là phi lý rất nhiều chỗ, nhưng thông cảm thôi, có gần hơn tiếng rưỡi mà làm lê thê chi chiết thì khúc tâm điểm chừng nào tới, có khi khán giả bỏ về cũng nên.
Nhìn chung là không nên đòi hỏi logic trình tự ở 1 tác phẩm có tính chất như vậy.
Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà người xem được bù đắp bằng những đoạn đối thoại khá ”chất lượng" của Hội và đồng bọn.
Nửa sau phim thì hoàn toàn khác, có lẽ nhà làm phim cũng nhìn nhận đây là phần quan trọng & ăn khách nên ra sức đầu tư, gói nhiều tinh tuý vào hơn để tạo ra kết thúc hài hước và ấn tượng… mặc dù vẫn phi lý.
Phần sau của phim bao gồm những tình huống éo le mà Hội rơi vào, và cách tháo gỡ làm người ta không khỏi bật cười, vừa dí dỏm, vừa hài hước, dẫu vậy vẫn có vài cảnh lẻ tẻ hơi bị lạm dụng, nếu là người khó tính sẽ mong cho nó trôi qua lẹ.
Điểm nhấn sáng tạo trong phim |
Master âm nhạc Giôn-ny Trí Nguyễn |
Đó là nói về bố cục chung của phim và một vài điểm đáng chú ý.
Riêng về phần diễn xuất, nhìn chung phim không tránh khỏi định kiến của số đông người xem về phim hài Việt, vẫn có những vai nhảm không thể tả, nhưng mình không liệt kê ở đây, xem sẽ rõ.
Có thể khen Thái Hoà nhiều nhất trong số các nhân vật của Để Hội Tính, diễn xuất của anh thuộc loại tốt, đáng xem, anh đẩy được ”bản năng bê đê" trong mình lên 1 bậc mới :3 và có những lời thoại vui tai, chấp nhận được dù không mấy ai cũng thích. Cảm tưởng như chính anh đạo diễn cho phim chứ chẳng phải Charlie Nguyễn.
Nhìn Hội vậy chứ cũng... nham nhở lắm |
Huy Khánh…. tởm lợm với cọng lông mũi.
Thu Trang… một mô tuýp mê trai đã gặp ở đâu đó, còn lại không thấy nổi bật.