Suốt 4 năm, người đàn ông đó phải tự sinh tồn và tìm cách quay về đất liền bằng mọi phương tiện có thể.
Suốt 4 năm, cảm giác lạc lõng 1 mình đôi khi khiến người đàn ông đấy chỉ muốn buông hết tất cả, treo lủng lẳng ở đâu đó rồi tạ thế cho xong.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo sẽ được kể sau (ngay bên dưới), nhưng hẳn bạn đã đoán ra phim nào rồi chứ gì.
Chính là ROBINSON LẠC TRÊN HOANG ĐẢO!
..
.
.
.
.
.
.
Thật ra không phải bạn ơi!
Mà là một phiên bản khác - Cast Away, 1 câu chuyện có thật hồi những năm 90 của Chuck Noland, nhân viên của hãng chuyển phát nổi tiếng thế giới Fedex.
Một tác phẩm làm mình phải thực sự nể và mến mộ Tom Hank về dòng phim anh này làm từ nhiều năm trước.
Có lẽ sau Forrest Gump, Cast Away là 1 câu chuyện đầy cảm hứng khác mà Tom cho thấy rõ phong cách điện ảnh của mình, không màu mè với các cảnh quay hoành tráng, chẳng cần chân dài gợi cảm, nhưng cũng đủ làm bất cứ ai mê phiêu lưu, thích ngẫm chuyện đời cũng nên ngó qua.
Đừng ngạc nhiên khi bạn vừa xem vừa căng thẳng trên đôi mài, chân co rút dù rằng phim này chẳng thuộc thể loại hành động bom tấn, chỉ là nó đã khai thác quá tốt những chi tiết nhỏ nhưng ăn tiền, làm người ta có khi rợn tóc gáy, có khi thấy tuyệt vọng, và khi xem chỉ có nhớ chứ mà quên là biết không hiểu gì rồi.
Cast Away có khởi đầu tương đối chậm rãi, tự nhiên và hơi lạ lẫm, kèm chút khó hiểu, pha chút đặc biệt…
Đúng vậy, tới khi việc dưới đây hoàn thành xong thì phim mới thực sự bắt đầu.
Một gói hàng của Fedex được đưa lên xe và luân chuyển sang nhiều quốc gia, đi lòng vòng qua tay 1 cậu bé, để rồi cuối cùng được gửi đến cho Chuck, viên quản lý tại chi nhánh của hãng chuyển phát Fedex.
Tại sao?
Có lẽ phim này do Fedex tài trợ nên đạo diễn sẵn tay chèn luôn triết lý làm việc rất hay của hãng này vào đấy.
Chuck gửi gói hàng này cho chính mình và món đồ đó khiến mọi nhân viên đứng ở đấy bất ngờ, một chiếc đồng hồ đếm sẵn giờ và đã có tổng cộng hơn 82 tiếng kể từ khi món hàng được gửi đi cho tới khi nhận được.
Như vậy là không được với tiêu chí của Fedex. Tại Fedex, tất cả đều được tính giờ.
Bạn có thể thấy nhiều khởi đầu ấn tượng mạnh trong những bộ phim đình đám gần đây, tôi cũng thế, phải giật gân, phải có tiếng súng nổ, hoặc cảnh chiến đấu hoành tráng giữa 2 bên rồi flash back lại những gì xảy ra trước đó, nói chung là phải ấn tượng.
Cast Away cũng thế nhưng phải khâm phục với cách bắt đầu của họ, rất thú vị, trí tuệ và đại diện triết lý cho cả 1 hãng chuyển phát có tiếng.
Chuck có phải vai chính không? Đúng, Chuck là vai chính, là Tom Hank đấy.
Thế chuyện gì xảy ra cho Chuck sau đó? Cũng vẫn chậm rãi như lúc đầu...
Chuck có cô người yêu dễ mến là Kelly nhưng không may Chuck lại đang bị sâu răng (tôi biết, tôi biết, 2 chuyện này không liên quan gì nhau).
Tưởng đâu sẽ cùng nhau tận hưởng kỳ nghỉ Giáng Sinh sắp đến, nhưng Chuck buộc phải di chuyển vì có nhiệm vụ gấp của hãng cần thực hiện. Chuck chia tay Kelly trên chiếc xe của anh, không quên tặng Kelly nhẫn đính hôn.
Vậy là sau bao nhiêu năm chờ đợi, cả 2 đã có thể đến với nhau.
Chuck lên máy bay nhưng anh không biết rằng phải hơn 4 năm sau, anh mới có thể gặp lại Kelly, khi đó mọi chuyện đã khác, nhưng vấn đề này sẽ bàn sau.
Câu chuyện về Chuck bắt đầu từ đây
Ngồi sát màn hình, chứng kiến cảnh máy bay đâm thẳng xuống biển, cùng âm thanh như thật và các chi tiết không bị bể hột khi xem trên Fim+ khiến tôi ngay lúc đó tượng tượng khoảnh khắc mình đang ở trong chiếc máy bay đó.
Tôi cảm thấy gì? Còn gì khác đâu, kiểu này chết chắc chứ sau sống nổi.
Phải mất gần 30 giây buồn lái liên tục rung rinh và chảo đảo trên màn ảnh trước khi chiếc máy bay chính thức tiếp xúc với nước biển làm tim tôi đập nhanh hơn 1 lần rưỡi, có cái gì đó làm tôi thực sự sợ khi tự đặt mình vào tình huống này.
Kính chắn gió máy bay vỡ thành từng mảnh hoà vào nước biển, cuốn trôi mọi thứ bên trong nó. Có khoảng 5 người vào lúc đó, bao gồm cả Chuck bị kéo phăng ra ngoài,
Chuck may mắn nằm trên 1 chiếc phao cứu hộ nhưng cũng phải bơi thật nhanh ra khỏi tầm hạ thấp của cánh quạy máy bay, anh có thể bị nghiền nát thành thịt bằm.
Phải rất lâu từ lúc bất tỉnh cho đến lúc Chuck thức dậy mà cơn bão vẫn chưa dừng lại, chiếc phao cứu hộ bị xì hơi, làm Chuck phải đeo bám gấp gáp vào thành đá gần đó.
Và một lần nữa anh bất tỉnh rồi dạt vào bờ 1 hòn đảo. Sức mạnh thiên nhiên quả thực đáng kinh ngạc và làm ghê sợ bất cứ ai đương đầu với nó.
Hồi nhỏ nếu ai từng ngỡ mình có thể sống sót sau chừng ấy giày xéo từ thiên nhiên thì nên coi lại, dù biết bản thân ai cũng có tự tin trong suy nghĩ, nhưng nếu đứng trước 1 thứ nguy hiểm đến thế thì bạn chỉ nghĩ tới 1 option duy nhất: Chết cho xong chuyện.
Dài dòng quá? Ok, tiếp. Chuck tỉnh lại trong hoang mang nhưng sau đó đi dọc bờ biển tìm lại các hộp Fedex chứa hàng vận chuyển.
Điều mình thấy lạ là thu thập rồi Chuck không xé ra sử dụng ngay mà chỉ để đấy, có lẽ chỗ này cũng thể hiện triết lý của Fedex, không dòm ngó hàng hoá khách hàng tin tưởng giao cho mình.
Phim cũng giúp bạn hình dung trước 3 nhu cầu bạn có thể sẽ cần khi lạc trên 1 hòn đảo, không người, không có sẵn tiện nghi là gì.
Chuck cũng trong tình cảnh tương tự nên công việc của bạn là chỉ cần xem anh ta làm gì và chuẩn bị cho mình mà thôi.
Nước uống
Hy vọng mong manh giữ mạng mình của Chuck bắt đầu bằng việc tìm nước, phải vậy chứ, nước biển sao uống. Nỗ lực lấy nước từ những trái dừa thật gian khổ nhưng cuối cùng Chuck đã có nước uống.
Lần bổ dừa đầu tiên của Chuck không thành công lắm, anh thu thập rất nhiều dừa và lần lượt ném chúng vào vách đá, nhưng chẳng hiểu sao chúng không vỡ ra. Đến khi bóc được vỏ dừa, tiếp cận gáo dừa rồi thì vẫn chưa có nước uống vì manh động đập nát bét thằng nhỏ.
Rồi sau đó cũng khôn ra, đã uống được dừa nhờ khéo léo chọc 1 lỗ trên đó rồi thưởng thức.
Thức ăn
Còn gì khác đâu ngoài hải sản. Lúc lọi đống đồ có trong những thùng hàng Fedex, Chuck tìm thấy nhiều thứ… không liên quan tới dạ dày cho lắm, 1 chiếc váy, 1 quả bóng, 1 đôi giày trượt băng.
Người ta nói nghệ thuật của sinh tồn là tận dụng tối đa những gì mình có, Chuck làm chiếc vợt bắt cá và cho luôn vào mồm rồi khoá lại nhai rốp rốp, vị lạ hoắc…
Chuck dùng giày trượt băng làm lưỡi dao để bổ dừa, chuốt nhọn nhánh cây làm giáo bắt cua, bẻ càng cua rồi thấy thứ nhớt nhớt không như mọi khi chảy ra, nhờ nhợ không dám nuốt.
Lửa
Đây là món thứ 3 Chuck cần nhưng làm ra lửa quả là 1 vấn đề đối với Chuck, dù rằng sau đó anh thành công, nhưng phải nói phim khai thác điểm này rất hay.
Chuck nỗ lực xoay vòng nhanh cây nhỏ quanh khúc gỗ, mọi nỗ lực đè hết vào đầu nhánh cây, hy vọng mong manh rằng nhiệt lượng tạo ra đủ làm nó phát cháy, thay đổi nhiều tư thế khác nhau, nhưng chưa đâu vào đâu thì cây gãy và lòng bàn tay là 1 vết trầy cỡ lớn.
Chuck hoảng loạn và quăng hết mọi thứ ra ngoài, khóc lóc như 1 đứa trẻ chẳng biết làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này, giận dỗi trước bầu trời chẳng có lấy 1 ai.
Chuck quay lại công việc với thao tác ban nãy, 1 chút khói loé lên, nhưng tắt ngúm vì thiếu không khí, từng giọt mồ hôi lăn trên làn da sạm đi vì cháy nắng. Cú này mà không được nữa thì treo cổ cho xong.
Hên quá, lửa cháy lên rồi, giờ nó đã thành 1 đống củi cháy… Chuck lại vui mừng như một đứa trẻ dù trước đó rất giận dỗi, vui mừng vì lần đầu tiên trong đời anh “phát minh ra lửa".
Phong thái diễn xuất thần sầu của Tom Hank làm mình thực sự phục, cảm giác thấy vui và tức cười cùng Chuck.
Tuy nhiên, vẫn có 1 việc thứ 4 Chuck phải làm
Bạn có đoán ra đây là gì? NHỔ RĂNG… đúng rồi, cái răng của anh bây giờ đau buốt cả ngày, sống với cái răng đau đó thì chịu đựng sao nổi.
Và trong 1 phút bất cần đời, anh dùng 1 đầu của chiếc giày trượt băng đưa cẩn thận vào vòm họng, cố định ngay cái răng khốn nạn đó và rồi nhấp 1 cách cẩn thận viên đá cằm trên tay trái, 1, 2, 3 nhịp và đùngggg… chiếc răng bay ra ngoài.
CHUCK BẤT TỈNH NHÂN SỰ :)))
Những nỗ lực hết mình của Chuck đã giúp anh tồn tại suốt 4 năm tiếp theo để lên kế hoạch tìm đường về nhà, dù trước đó Chuck đã phải trầy trật trước sóng biển liên tục đẩy vào khi anh tình cờ nhìn thấy ánh lửa tàu thuyền, sóng đưa da anh cứa từng phát sắc bén vào san hô chết, máu tứa ra ròng ròng, cảm tưởng sắp có cá mập tới thăm.
4 năm tiếp theo Chuck làm bạn với Wilson, 1 người bạn không có thật, chỉ là quả bóng trong kiện hàng của Fedex.
Nghe hơi thần kinh 1 xíu, nhưng mình thấy đây là điểm khá thú vị, thử hỏi sống 1 mình mà không ai nói chuyện chắc chỉ có nước điên mà thôi. Chuck gắn bó với Wilson cho đến 1 ngày…
Chuck đã hoàn thành chiếc bè để thực sự vượt giúp anh vượt đại dương, 4 năm chuẩn bị cho 1 thời khắc quan trọng. Chuck chuẩn bị kỹ mọi thứ mình cần để ra khơi, nhưng đại dương vẫn khuyên anh ở lại đó bằng những con sóng lớn nhỏ đạp dồn dập vào bờ, nhất quyết không cho Chuck đi ra.
Chỗ này hay, trước giờ mình chưa từng thấy ý nghĩa của những con sóng gần bờ, nhưng lần này thì bắt đầu thấy. Đó là 1 thứ rất mạnh mẽ, một người khổng lồ mà chỉ khi vượt qua cái đó, chúng ta mới có thể tự tin trước đại dương (dù rằng chuyện sau đó như nào thì không rõ).
Và Chuck 1 lần nữa lênh đênh giữa đại dương, bầu bạn cùng Wilson và chờ đợi điều kỳ diệu. Đôi khi kỳ diệu thật, thấy nguyên con cá voi to tổ chảng mà.
Nhưng Wilson biết mất sau 1 cơ bão làm Chuck khóc suốt mấy ngày rồi thiếp đi trước khi 1 chiếc tàu cỡ lớn tình cờ lướt qua khi anh đang ngủ.
Chuch trở về trong vòng tay người thân và Fred Smith (chủ tịch Fedex) cũng không quên dành lời ca ngợi… cho sự chờ đợi của Fedex suốt mấy năm qua. Quá phũ cho đội chuyển phát.
Chuyện còn lại chính là Kelly…
Kelly không dám nhìn mặt Chuck sau khi anh trở về, tưởng rằng anh đã chết sau vụ tai nạn, người ta khuyên cô quên đi anh, và bây giờ Kelly đã có 1 đứa con gái nhỏ xinh.
Chuck hụt hẫng, nhưng cũng gặp lại Kelly lần cuối coi như lời tạ tình, chiếc đồng hồ Kelly tặng vào cái ngày anh rời đi trên chiếc máy bay khốn nạn kia cũng là thứ giữ cho ý chí của anh sống sót đến tận thời khắc này.
Mọi thứ đều xót thương cho Chuck khi anh phải rời đi trong cơn mưa với chiếc xe hơi Kelly gìn giữ bao nhiêu năm.
Chuck nhìn lại những gì đã trải qua, kể lại với người đồng nghiệp những suy nghĩ của mình sau từng ấy năm ở yên trên hoang đảo, và nhận ra 1 bài học cuộc đời.