Từ lúc nghe phong phanh đây là phim võ thuật hay nhất từ trước tới giờ của Ngô Kinh là thấy hoài nghi trong lòng rồi. Coi xong lại càng khẳng định.
Nói thiệt chứ còn cả tá phim võ thuật siêu đỉnh mà Ngô Kinh đóng hồi nào giờ, kể ra cũng trên 10 đầu ngón tay chớ ít gì đâu.
Với lại trong Nguy Thành Tiêm Bá, Ngô Kinh cũng chỉ phô diễn võ nghệ ở 2-3 cảnh chứ mấy, kungfu có phần thuyên giảm nhiều do tuổi tác với chấn thương.
Chung quy là đánh đấm cũng phê, nhưng nói là hay nhất thì phải nghiêm túc bàn bạc, xem xét. Không khơi khơi dễ tính như vậy được.
Phim này ngoài Ngô Kinh ra cũng không thấy tên tuổi kungfu nổi trội nào khác, nên về cảm giác thấy hơi bất cân xứng, thử hỏi ai đủ trình cân anh Kinh. Còn lại chủ yếu là các diễn viên quen mặt của phim Hồng Kong, và có một số diễn viên được ‘xài đi xài lại’ qua nhiều movie võ thuật nổi tiếng vài ba năm trước.
Cách đây mấy bữa có viết review Phong Thần Bảng 2016, tỏ ra tiếc nuối cho anh Lạc vì ảnh đóng Bất Bại Chiến Thần mà lời thoại ít, cứng ngắc, lại chết nhảm, thì trong phim này ảnh khá hơn hẳn, đóng nguyên vai ác mà còn nhiều đất diễn nữa.
Ấn tượng nhất anh Lạc chứ không phải võ thuật kungfu gì cả. Mặc dù vẫn còn sự gượng gạo khi vào vai ác, vẻ mặt nhìn mấy vẫn chưa cho thấy sự biến thái hoàn hảo, nhưng chắc đảm nhận thêm vài phim như vậy thì sẽ lên tay, điêu luyện, xuất thần nhập hoá không chừng.
Nói sơ 1 chút nội dung phim
Không như suy nghĩ lúc chưa xem, tưởng rằng đây là cuộc chiến có phạm vi toàn lãnh thổ TQ, thì hóa ra chỉ là 1 diễn biến nhỏ xảy ra tại thành Phổ, thuộc tuyến đường chinh phục thảo phạt của chế độ Quân phiệt Tào Anh.
Diễn biến ban đầu của phim khá bình lặng ngoài pha biểu diễn võ thuật của Mã Phong cứu lấy cô giáo xinh đẹp và đám nhỏ, nhưng người chạy trốn khỏi cuộc đồ sát của Tào Thiếu Lân, con trai cưng của Tào Anh nhưng độc ác vô cùng.
Thành Phố, nơi chưa được sự bảo vệ của quân cách mạng, rơi vào trạng thái nguy hiểm vì đây là nơi tiến quân tiếp theo của Tào Anh xảy ra 1 số vụ việc nho nhỏ báo hiệu cho tai họa sắm ập đến.
Sáng sớm tinh mơ, Tào Thiếu Lân trong trang phục trắng tinh khôi cưỡi ngựa vào thành Phổ vắng bóng người. Thanh niên đẹp trai naa2y được ông chủ quán mì, anh của cô giáo chạy thoát mời vào ăn, ăn mì cũng như ăn chửi.
Vậy là cùng 1 lúc Tào Thiếu Lân tiễn 3 mạng người lên đường, cả cô giáo xinh đẹp cũng bất ngờ là nạn nhân thứ 3 với 1 phát súng ngay họng. Tào Thiếu Lâm do hết đạn nên bị bắt sống.
Đại tướng của Tào Anh là Trương Diệc đến tìm Tào Thiếu Lân và buộc người đứng đầu đội bảo an của thành Phổ là Khắc Nan thả người, nhưng Tào Thiếu Lân lại biến đó thành trò chơi của riêng mình trước khi tiến hành đồ sát sinh linh. Riêng Khắc Nan vẫn một mực không thả, đòi Tào Thiếu Lân phải đền tội.
Diễn biến cho tới lúc này đã được làm sinh động bằng các pha võ thuật đánh nhau đẹp mắt, sự xuất hiện của Trương Diệc cũng thể hiện uy phong của 1 cao thủ cái thế.
Vậy là cuộc chiến đã thực sự diễn ra... phần còn lại phô diễn những sắc thái cùng cực, biến thái trọn vẹn, anh hùng trọn vẹn và khí khái bất phàm.
Coi xong Nguy Thành Tiêm Bá thấy được điều gì?
1 là, tiếng gọi anh hùng
Cái tựa đề tiếng Anh đã cho thấy ý nghĩa đó rồi. CALL OF HEROES.
Phim võ nghệ Trung Quốc bao giờ cũng thể hiện cái chính là tinh thần chính trực bao la, như những lần khác, Nguy Thành Tiêm Bá lại nhấn mạnh tinh thần bất khuất, chủ nghĩa dân tộc nổi lên trong thời kỳ chiến tranh giữa Trung Quốc với các cường quốc như Nhật, Hàn, Mỹ.
Diệp Vấn, Mã Vĩnh Trinh… cũng đã thể hiện rõ cái tinh thần đó rồi. Nguy Thành Tiêm Bá lại tái hiện 1 lần nữa, tuy nhiên được đặt trong nội chiến chia 5 xẻ 7 của TQ chứ không phải với các cường quốc khác.
Có 3 kiểu anh hùng thể hiện rất rõ
Đầu tiên là anh hùng vì công lý, kiểu gì kiểu vẫn không quỳ gối, không chùn bước, không thay đổi quyết định để thực thi công lý của bản thân. Kiểu anh hùng này rất khó kiếm, phải suy ngẫm, phải trăn trở, phải tự thấy điều gì đúng và sai và dám hy sinh cả tính mạng để đại diện cho công lý mình chọn.
Kiểu thứ 2 là ngu hùng, đem hết tài năng cống hiến lầm chỗ, trở thành ‘con chó’ để người ta giẫm đạp nhưng vẫn tận tuy trung thành, dù từ bên trong rất rõ mình đã theo sai chủ, chỉ là tự bản thân cũng có nguyên tắc tận trung nên không thể thay đổi được. Thay đổi người ta quánh giá.
Kiểu cuối cùng là anh hùng đám đông. Kiểu này cũng khó kiếm như kiểu đầu tiên, nhưng mà có rồi là 1 đám chứ không phải 1 người. Tại vì trong mỗi con người đều có sự dũng cảm bất khuất, nhưng bị nỗi sơ lấn át đi, sợ cường quyền, sợ an nguy tánh mạng.
Phải đợi đến khi quyền lợi, tính mạng, tài sản bị đụng chạm thì mới bật bãi, đứng lên giành giật. Mà quan trọng là phải có ngồi nổ thì mới đứng lên, không thì ngồi đó, ai đụng tới mình thì mới chơi nó, mà tới khi đó thì nằm đo đất mất rồi. Chơi sao lại súng ống mà cương.
Nên anh hùng cũng là phẩm chất phải chọn, phải rèn luyện, phải có bản lĩnh trước khi lĩnh hội được khí khái bao đời.
2. Cuộc chơi của những quyết định
Ai trong phim cũng phải quyết định, quyết định chọn đúng hay sai, quyết định đi hay ở lại, chiến đấu hay đầu hàng.
Có người coi đó như trò chơi, nhưng người khác coi đó như sự sống còn.
Khi Tào Thiếu Lân bị bắt, thằng điên này lại coi nó như trò chơi, mấy lần trả treo với đội bảo an thôn xóm, “mày dám cá với tao sáng mai tự mày sẽ thả tao ra không?”, “cô dám cá với tôi anh cô sẽ cho hành vào tô mì không?”. Rất nhẫn tâm, nhưng có cá tính, cứ thua độ là xác định đứa đối diện nằm xuống, sống bám vào súng đạn.
Khắc Nan - Đội trưởng đội bảo an cũng khó khăn mấy lần khi phải chọn thả hoặc không thả Tào Thiếu Lân. Đọc vài comment thì thấy có người chê anh này lắm, bảo ngu, bảo cứng nhắc nhưng nếu đối chiếu trong phim thì quyết định không thả lại thể hiện cương khí hơn cả, rõ ràng là thả xong bá tánh cả xóm vẫn bỏ mạng chứ có được sống đâu. Nhưng cũng nhờ vậy đánh thức lòng can trường của bao người. Tào Thiếu Lân trả giá sau đó.
Mã Phong - Thanh niên đi bụi, luôn đứng trước sự phân vân giữa cái thiện và ác, nhìn đám trẻ khốn khổ nên lao vào cứu giúp, chứ lòng cũng chưa dứt khoát về bên nào. Mãi đến khi nhìn thấy lòng chính trực không chi lay chuyển của Khắc Nan mới dứt khoát đứng lên vì công đạo, tạo phúc cho bá tánh.
Đám nhà giàu ở thành Phổ, vì sợ chết mà tổ chức bố ráp Khắc Nan, nịnh bợ giao tài sản vàng bạc cho Tào Thiếu Lân, lúc đang ăn bị bắn chết do nói nhiều, ăn không lo ăn, mấy người còn lại lúi húi cuối xuống ăn cũng bị bắn. Xong chết tập thể.
Đời éo le nên trái me ít khi nào ngọt!
Ý tưởng của Nguy Thành Tiêm Bá không có gì mới, nhưng cách thể hiện khí chất của từng nhân vật và những pha võ thuật đẹp mắt cũng đã đủ làm cho phim đáng xem hơn bao thể loại giả tưởng khác rồi.
Nói gì thì nói, về đánh nhau bằng võ nghệ đích thực thì phim Trung Quốc đa số được welcome hơn là từ kỹ xảo mà ra.