Người đàm phán - Một lần nữa ngã mũ phục Tom Hanks

Hoặc có lẽ tôn anh làm thần tượng cũng xứng đáng!

Ước chi mình đã quyết định xem phim này vào năm 2015, ngay thời điểm nó vừa ra mắt chứ không chần chừ đến bây giờ xem.

Jim B. Donovan (bên phải) và Abel (bên trái) phim Người Đàm Phán
Thực sự rất hối tiếc đã không xem vì poster không mấy ấn tượng của phim này.

Đến cả tiêu đề phim “Người đàm phán” (Bridge of Spies) cũng không đủ sức thuyết phục mình phải xem cho lắm, nhưng đó quả thực là sai lầm lớn, phải thừa nhận tiêu đề này là xác đáng và chân thực nhất so với nội dung phim.


Hãy nói về sự xuất thần của Tom Hanks trong phim Người Đàm Phán, khoan nói về nội dung phim, đó chỉ là câu chuyện có thật xảy ra trong thời kì chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, cả 2 quốc gia không ngừng thu thập thông tin tình báo bằng hoạt động gián điệp.

Abel, 1 gián điệp của Liên Xô rơi vào tay nước Mỹ và Powers, 1 phi công người Mỹ bị quân đội Liên Xô bắn rơi ở độ cao 21km (một kỷ lục bay thời bấy giờ) khi cố tìm cách chụp ảnh do thám.

Phi công trẻ Powers, phim Người Đàm Phán
Chuyện vốn chẳng có gì, miếng bánh không cần bẻ làm đôi, bởi chỉ cần trao đổi gián điệp của 2 nước là êm chuyện, và Jim, 1 luật sư (Tom thủ vai) cũng đã làm rất tốt khi bảo toàn mạng sống cho Abel, điều mà cả nước Mỹ phản đối trước đó với tầm nhìn hạn hẹp kèm theo cái đầu nóng.

Tuy nhiên, vào giây phút dở hơi nhất khi bức tường Berlin được dựng lên, thì Đông Đức (lúc này có thể coi là 1 vùng bị kiểm soát của Liên Xô và muốn các cường quốc coi mình như 1 quốc gia được công nhận) lại bắt được Pryor, 1 sinh viên quốc tịch Americana xí muội.

Vậy nên nước Mỹ rơi vào thế bất lợi khi bằng mọi cách phải lấy 1 đổi 2.

Nhưng phải hiểu bản chất như thế này: Bí mật quân sự quốc gia chỉ nằm ở 2 con người Abel và Powers, còn Pryor thì chẳng có gì ngoài việc được CIA coi là 1 người chết là đẹp sổ, nên trong việc trao đổi tù binh, chính phủ Mỹ lẫn CIA chỉ chăm chăm vào 2 con người đó, Pryor chỉ là đồ bỏ.

Nên việc lấy 1 đổi 2, chỉ là động cơ của Jim và đây chính là nơi Jim phải trổ tài, là bài toán cần đáp số.

Bridge of Spies tái hiện cảnh quan các quốc gia trong chiến tranh lạnh những năm 1950-1960 rất xuất sắc, đặc biệt là cách Steven Spielberg cho xây lại bức tường Berlin năm nào, lằn ranh chia cách nước Đức thành 2 miền Đông Tây và hình ảnh những con người cố đào thoát từ mạng Đông nước Đức sang phía Tây chết dần dưới làn đạn mỗi khi bị phát hiện.

Bức tường Berlin, phim Người Đàm Phán

Đấy, nội dung chỉ có vậy thôi.

Và đây là cách Tom Hanks, trong vai Jim B. Donovan, 1 luật sư người Mỹ 1 vợ 3 con thuyết phục mình.


1. Đối đáp khôn ngoan, đàm phán siêu phàm nhập thể


Vẫn vẻ ngoài lù khù thường thấy của Tom Hanks trong vai Gump (trong Forrest Gump) hay Chuck Noland (trong Cast Away) nhưng kèm theo đó là những màn đối đáp dùng lý lẽ để thuyết phục hoặc bẻ gãy miệng lưỡi người khác, nhất là khi phải đối mặt với những chuyên gia đàm phán điêu ngoa từ Liên Xô hoặc Đông Đức.

Nhìn cái cách mà Jim vặn vẹo gã member CIA, tay luật sư Liên Xô hoặc thuyết phục cả toà án tối cao Mỹ phải dừng lệnh tử hình cho “Đại Tá Abel”, 1 gián điệp già mà tới khi chết vẫn không được Liên Xô thừa nhận, thì chỉ nói 1 từ thôi: “Sướng!”

Gã member của CIA và Jim
Có tầm chục màn đối đáp như thế trong Brigde of Spies, nên nếu bạn thuộc thành phần “say mê lý lẽ, bẻ cong sự thật” thì có thể xem để thấy được thực tài của Jim, biết đâu nhờ đấy kích hoạt “gen đàm phán” trong bản năng của mình.

Hãy cứ xem và phần việc còn lại của bạn trong phim này là ngã người ra sau, chiêm ngưỡng và tấm tắc khen những gì được Tom thể hiện hoặc có thể như mình, mạnh tay tua đi tua lại để nghe rõ những lời được thốt lên từ nhân vật này chỉ đơn giản là muốn hiểu chuyện gì đang diễn ra.

2. Những câu chuyện lay động lòng người


Tom luôn là ứng cử viên nặng ký cho thứ phim khiến người ta dù kiểu gì cũng cảm động tận đáy lòng, có thể xưng là Thánh Tôm cũng không gì quá đáng.

Ai biết được Tom đã làm điều đó như thế nào, nhưng nhìn cái cách Jim thể hiện vai trò người đàm phán, quả nhiên phong độ của Tom vẫn như xưa, không mất đi chút nào.

Từ 1 luật sư bào chữa cho Abel, Jim trở thành tri kỉ lúc nào không hay.

Dù gần như bị toàn nước Mỹ, thậm chí cả CIA lẫn toà án căm ghét vì đứng ra bảo vệ Abel thoát khỏi án tử hình vì tội nội gián, hay dù đặt gia đình mình trước sự nguy hiểm, Jim vẫn đứng vững trên đôi chân và tự mình phát đi thông điệp rất rõ ràng.

“Người đàn ông này dù là gián điệp hay không, tôi chẳng quan tâm, nhưng ông ta đang không nhận được đầy đủ quyền con người mà hiến pháp Mỹ đặt ra. Liệu đây có phải là hình ảnh nước Mỹ muốn cho cả thế giới thấy?”

Jim và vợ sau phiên toà xét xử Abel

Chỉ riêng điều đó thôi đã làm lay động biết bao con tim và ánh mắt căm phẫn, để người ta ngồi ta đó, trong phút chốc tự soi lại bản chất của nước Mỹ là gì đây, để ông quan toà đầu hói phải khiêm nhường thay đổi phán quyết dù trước đó đã rất cứng rắn.

Điều đó cũng khiến Abel cảm phục Jim, bản thân ông ngay lúc Jim nản chí trước quyết định của toà, cũng đã kể câu chuyện tuy đơn giản nhưng chứa đựng khí chất anh hùng của riêng mình giúp Jim tiếp tục đối đầu trước cam go.

Ở Abel người ta thấy 1 ông già cứng rắn và trung thành với tổ quốc, dù tổ quốc chẳng bao giờ công nhận ông và ở Jim người ta thấy quyền con người là thứ đặt cao hơn bất kỳ thứ gì.

Đại tá Abel
Riêng những phút gần cuối là cú đánh quá đẹp vào tâm trí người xem, có thể làm gì đây ngoài việc cho phép đôi mắt được 1 lần rưng rưng.

Khi lũ CIA chỉ chăm chăm vào “lợi ích quốc gia” mà chỉ cần 1 người được sống, Jim chẳng đại diện cho chính phủ nào sẵn tay cứu lấy cả 2 mạng người, với bất cứ giá nào, dù cơn lạnh xứ Đông Đức và sự mệt mỏi chỉ như muốn kéo Jim về.

Khi gã member CIA cố gắng thúc giục Abel bước nhanh đi cuộc trao đổi tù bình diễn ra nhanh chóng, để hắn hoàn thành nhiệm vụ quốc gia, Abel hỏi Jim người còn lại có quan trọng với Jim không, Jim nói quan trọng như cả nước Mỹ, vậy là Jim đã cưú được cả 2 con người, một điều dường như xa xỉ trong lương tâm bọn CIA.

Một mình chống cự Mafia
Khi Jim không muốn vợ lo lắng khi chỉ bảo mình “đi câu”, cả nhà Tom nghe thông báo trên tivi mà không khỏi giật mình tự hào về người đàn ông này.

Một kết thúc trọn vẹn cuối phim lại càng làm đẹp lòng người hâm mộ, “cứu lấy cõi lòng mục rỗng của chúng sinh” :v